A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những Giải Pháp Hữu Ích Để Đột Quỵ Không Quay Trở Lại?

Tổng số điểm của bài viết là: 12 trong 4 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Theo số liệu từ Đại học Y khoa Harvard, tỷ lệ đột quỵ tái phát khá cao, khoảng một phần tư số ca đột quỵ hàng năm ở Hoa Kỳ là do tái phát. Tương tự, trong vòng một năm khoảng một phần ba số ca đã từng có cơn thiếu máu não thoáng qua, sau đó có thể bị đột quỵ.Đột quỵ tái phát thường để lại di chứng nặng nề hơn so với lần trước đó. Các tổn thương não ở những lần đột quỵ sau cũng nghiêm trọng hơn và rất khó có thể phục hồi lại như ban đầu. Do đó việc tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, kiểm soát các yếu tố nguy cơ, thay đổi lối sống sẽ đóng vai trò quan trọng để ngăn ngừa đột quỵ quay trở lại.

Làm sao để đột quỵ không quay trở lại?

  • Kiểm soát huyết áp: Huyết áp nên được duy trì ở mức 120/80mmHg. Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ hàng đầu của đột quỵ. Nếu không kiểm soát tốt huyết áp, nguy cơ đột quỵ tái phát sẽ rất cao. Bệnh nhân bị tăng huyết áp có nguy cơ đột quỵ cao gấp 4 - 6 lần so với bệnh nhân có huyết áp bình thường. Để kiểm soát huyết áp cần áp dụng chế độ ăn ít muối, giảm cân, giảm stress và uống các loại thuốc hạ huyết áp theo đơn của bác sĩ. Cần lưu ý, các thuốc huyết áp chỉ có tác dụng khi được sử dụng thường xuyên mỗi ngày. Bệnh nhân không nên tự ý ngưng thuốc hoặc giảm liều khi không có ý kiến của bác sĩ.

Ảnh minh họa: Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và thay đổi lối sống để phòng tái phát đột quỵ

  • Kiểm soát bệnh tim: Bệnh lý tim nguy hiểm nhất liên quan đến đột quỵ là rung nhĩ. Rung nhĩ là tình trạng nhịp tim không đều gây ra cục máu đông hình thành trong tim và nhanh chóng di chuyển đến nơi khác, có thể gây tắc nghẽn các mạch máu não. Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quy cao gấp 5 lần so với bình thường. Việc sử dụng các thuốc kiểm soát nhịp tim và thuốc kháng đông lâu dài có thể giúp giảm bớt nguy cơ gây ra đột quỵ do rung nhĩ.
  • Kiểm soát bệnh đái tháo đường: Đối với bệnh nhân đái tháo đường, nguy cơ đột quỵ có thể  tăng gấp 3 lần. Cần có chế độ ăn phù hợp để kiểm soát lượng đường trong máu và sử dụng các thuốc hạ đường huyết có thể giúp người bệnh hạn chế tối đa những biến chứng của bệnh.
  • Kiểm soát mỡ trong máu: Tăng cholesterol trong máu có thể dẫn đến hình thành các mảng xơ vữa bám vào thành mạch máu. Kiểm soát tốt hàm lượng cholesterol trong máu bằng chế độ ăn thích hợp (kiêng mỡ động  vật và các thức ăn giàu cholesterol), tập thể dục thường xuyên và sử dụng các loại thuốc chuyên biệt có thể làm giảm cholesterol máu.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Các bệnh lý như bệnh tim mạch, tăng huyết áp, tiểu đường, tăng cholesterol trong máu cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi thường xuyên. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc điều trị thích hợp để kiểm soát tốt các bệnh lý trên.
  • Không hút thuốc lá: Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ rất nguy hiểm của đột quỵ. Thuốc lá làm gia tăng hình thành các cục máu đông và các mảng xơ vữa mạch máu. Ngưng hút thuốc lá có thể làm giảm đáng kể nguy cơ đột quỵ tái phát.

Ảnh minh họa: Bệnh nhân bị xơ vữa động mạch não có nguy cơ tái phát đột quỵ.

  • Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục góp phần kiểm soát cân nặng và hạ huyết áp. Tập thể dục cũng có vai trò như một phương pháp giảm đột quỵ độc lập. Nên duy trì 30 phút thể dục với cường độ trung bình mỗi ngày, tối thiểu 5 ngày trong tuần.

Ban Biên Tập

Theo Harvard Health Publishing

Đột quỵ là bệnh lý có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai và ở lứa tuổi nào, nên ngăn ngừa và đề phòng là việc cần thiết. Hãy ghé thăm web và page Phòng chống đột quỵ thường xuyên để cập nhật thông tin về đột quỵ bạn nhé!


Bài viết liên quan

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN: CÁC NGUY CƠ THẦM LẶNG DẪN ĐẾN ĐỘT QUỴ NÃO
Tháng 12/2024
PGS. TS. BS. Hồ Huỳnh Quang Trí
Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Viện Tim TP.HCM, Giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Dược TP.HCM