A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thông Tin Cần Trao Đổi Với Bác Sĩ Khi Bệnh Nhân Đột Quỵ Xuất Viện

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Đột quỵ có tác động rất lớn đến bản thân bệnh nhân và gia đình. Cuộc sống của nhiều người bị thay đổi và xáo trộn vì những di chứng nặng nề sau đột quỵ. Vì vậy điều quan trọng nhất là người bệnh phải được hỗ trợ, quan tâm đúng cách để nhanh chóng hòa nhập lại sau đột quỵ.

 

(Ảnh minh họa) Chủ động trao đổi với Bác sĩ để hỗ trợ bệnh nhân sau đột quỵ tốt nhất

Người nhà bệnh nhân cần chủ động trao đổi với bác sĩ

Thông thường trong quá trình chẩn đoán và điều trị sau khi đột quỵ, bác sĩ sẽ hỏi về các thông tin như lối sống, dinh dưỡng và sức khỏe (ví dụ: bệnh, các thuốc đang điều trị, …) của bệnh nhân. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng nên chủ động trao đổi thông tin với bác sĩ theo các chủ đề trên. Việc này nhằm mục đích giúp bác sĩ có thể đưa ra các lời khuyên chính xác trong việc điều chỉnh lối sống của người bị đột quỵ.  

Ngoài ra người nhà bệnh nhân và bệnh nhân cũng nên hỏi bác sĩ thêm những câu hỏi sau (1) để nhận được tư vấn, hỗ trợ nhằm ngăn ngừa các cơn đột quỵ tái phát sau này:

1. Tại sao tôi/người nhà của tôi lại bị đột quỵ?

2. Tôi/Người nhà của tôi có khả năng tái phát đột quỵ không? Các cách phòng ngừa tái phát đột quỵ?

3. Các triệu chứng của tôi/người nhà của tôi (méo mặt, khó nói, liệt, …) là tạm thời hay vĩnh viễn?

4. Tôi/Người nhà của tôi có cần tái khám thường xuyên? Thời gian giữa các lần tái khám là bao lâu?

5. Các thuốc tôi/người nhà của tôi đang sử dụng có ảnh hưởng đến việc phòng ngừa tái phát đột quỵ?

6. Các thực phẩm nào tôi/người nhà tôi cần tránh để ngăn ngừa tái phát đột quỵ?

7. Tôi/Người nhà của tôi có cần thay đổi điểm nào trong lối sống hằng ngày hay không?

8. Các phương pháp có thể giúp tôi/người nhà của tôi có thể hòa nhập lại cuộc sống?

(Ảnh minh họa) Người bệnh đột quỵ gặp nhiều khó khăn về thể chất và tinh thần.

Phương pháp hỗ trợ người bệnh đột quỵ sớm hòa nhập với cuộc sống

Đột quỵ là một căn bệnh cấp tính, xảy ra đột ngột và có tính nguy hiểm cao. Vì vậy khi bị đột quỵ người bệnh không chỉ phải chịu cú sốc tâm lý lớn mà còn gặp phải những khó khăn từ di chứng nặng nề. Họ phải đối mặt với hàng loạt vấn đề về cả thể chất và tinh thần trong việc sinh hoạt của bản thân (2). Ngoài ra, gánh nặng tài chính lẫn sức khỏe cho gia đình cũng góp phần làm bệnh nhân trở nên tự ti, mặc cảm và tiêu cực dẫn đến trầm cảm.

Chính vì vậy người thân nên có những biện pháp quan tâm, chăm sóc đúng cách với người bệnh đột quỵ. Ví dụ như người nhà bệnh nhân nên trao đổi trực tiếp với người bệnh để chia sẻ cùng tìm ra hướng giải quyết hoặc để họ tự đưa ra những quyết định cho sức khỏe và hoạt động của bản thân. Những điều này có thể làm giảm áp lực tâm lý cho bệnh nhân (3). Sự giúp đỡ của cả người thân và bác sĩ chính là động lực to lớn góp phần mang bệnh nhân sớm trở lại, hòa nhập với cuộc sống thường ngày.

(Ảnh minh họa) Sự hỗ trợ từ người thân giúp người bệnh sớm trở lại, hòa nhập với cuộc sống thường ngày.

Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết. Hãy thường xuyên ghé thăm Website: dotquy.kcb.vn và Facebook Page - Phòng chống Đột quỵ để cập nhật những thông tin mới nhất giúp bạn và người thân ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ hoặc tái phát đột quỵ. Điều đơn giản nhất để bảo vệ cộng đồng rời xa căn bệnh nguy hiểm này là sự chia sẻ của bạn với những nội dung liên quan. Stroke Free chân thành cảm ơn sự quan tâm và ủng hộ của quý bạn đọc.  

Ban Biên Tập

Tài liệu tham khảo:

1. ThrombosisAdvisor, Talking with your doctor

https://www.thrombosisadviser.com/en/patient/stroke/about-condition/talking-to-your-doctor

2. American Stroke Association, Emotional & Behavioral Effects of Stroke

https://www.stroke.org/en/about-stroke/effects-of-stroke/emotional-effects-of-stroke

3. ThrombosisAdvisor, Getting on with Life After a Stroke?

https://www.thrombosisadviser.com/en/patient/stroke/about-condition/getting-on-with-life


Tác giả: Ban Biên Tập
Cục quản lý Khám, chữa bệnh
Cục quản lý Khám, chữa bệnh

Bài viết liên quan

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN: CÁC NGUY CƠ THẦM LẶNG DẪN ĐẾN ĐỘT QUỴ NÃO
Tháng 04/2024
PGS. TS. BS. Hồ Huỳnh Quang Trí
Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Viện Tim TP.HCM, Giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Dược TP.HCM