A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vật Lý Trị Liệu – Giải Pháp Hỗ Trợ Hữu Hiệu Cho Bệnh Nhân Sau Đột Quỵ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Đột quỵ không chỉ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam, mà đây còn là bệnh lý gây ra các di chứng năng nề và các khuyết tật khó hồi phục cho người bệnh như liệt nửa người, rối loạn ngôn ngữ, thị giác, rối loạn cảm xúc. Tập vật lý trí liệu được coi là giải pháp hữu hiệu giúp người bệnh phục hồi chức năng, lấy lạị tự chủ trong cuộc sống

Đột quỵ để lại di chứng nặng nề

Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới WHO (2015), đột quỵ là nguyên nhân chính gây tử vong ở Việt Nam (21,7%) với tỷ lệ tử vong hàng năm là 150.000 (HealthGrove,2013). Bên cạnh đó, đây còn là bệnh lý gây ra các di chứng nặng nề khó hồi phục cho người bệnh. Đột quỵ xảy ra khi nguồn cung cấp máu lên não bị gián đoạn do tắc nghẽn (đột quỵ do thiếu máu cục bộ) hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ xuất huyết) và có thể dẫn đến tổn thương não. Khi bị đột quỵ, nửa người ở bên đối diện với phần não tổn thương có thể trở nên yếu và tê liệt.

 

Ảnh minh họa: Liệt nửa người là di chứng phổ biến sau đột quỵ

Khoảng 80% số người sống sót sau cơn đột quỵ sẽ gặp di chứng của bệnh. Các khuyết tật này phụ thuộc vào vị trị, kích thước của tổn thương não và mức độ được cấp cứu sau cơn đột quỵ. Nếu đột quỵ xảy ra ở bán cầu não trái có thể ảnh hưởng đến giao tiếp, trí nhớ và vận động ở phần cơ thể bên phải. Trong khi nếu đột quỵ xảy ra ở não phải có thể ảnh hưởng đến khả năng không gian, nhận thức cũng như vận động ở phần cơ thể bên trái. Liệt nủa người là một trong những hậu quả thường gặp của các khuyết tật sau đột quỵ.

Khả năng vận động là chức năng thường được chú trọng nhất. Tuy nhiên thời gian gần đây, các chuyên gia y tế đã quan tâm nhiều hơn đến các tổn thương về ngôn ngữ cũng như rối loạn cảm xúc để nâng cao chất lượng sống toàn diện cho người bệnh.

Vật lý trị liệu – giải pháp thiết yếu giúp người bệnh hồi phục

Kích thước và vị trí tổn thương não sẽ ảnh hưởng đến khả năng và mức độ hồi phục của những người sống sót sau đột quỵ. Quá trình hồi phục của mỗi người bệnh sẽ khác nhau, người bệnh cần được đánh giá và xây dựng mục tiêu phục hồi chức năng phù hợp với mức độ thương tổn. Một số người bệnh Đột quỵ có thể hồi phục tự phát một phần, nhưng phần lớn cần được vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, tăng sự tự chủ trong cuộc sống. Nghiên cứu cho thấy khoảng 10% các bệnh nhân hồi phục hoàn toàn, và 25% khác hồi phục kèm một số tình trạng suy giảm không đáng kể.

Một số bài tập luyện cho các tổn thương về vận động:

  • Giai đoạn cấp: bệnh nhân được hướng dẫn các tư thế phù hợp nằm hay ngồi để không gây tổn thương thêm cho bệnh nhân.
  • Vận động thụ động: tập trung những vị trí nhỏ nhất chẳng hạn khớp ngón tay, khuỷu tay, cổ tay, vai cho đến những khớp lớn như khớp háng
  • Vận động chủ động: các bài tập chủ động có trợ giúp, chủ động tăng tiến có kháng lực. Ngoài ra còn phương pháp tập với gương, đặc biệt sử dụng cho trường hợp tổn thương

Ảnh minh họa: Bệnh nhân sau đột quỵ tích cực tập vật lý trị liệu

Thời gian thích hợp nhất để tập vật lý trị liệu là thời điểm sau 24 giờ khi khởi phát đột quỵ. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, kỹ thuật viên hỗ trợ bệnh nhân tập các tư thế thụ động. Qua 48-72 giờ, bệnh nhân bắt đầu các bài tập chủ động. Theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân đột quỵ bị tổn thương các tế bào não thì sau đó có hiện tượng não tự cấu trúc lại. Việc tập luyện tích cực trong khoảng thời gian 3-6 tháng sẽ kích hoạt được hệ thống các tế bào thần kinh đang ở trạng thái chờ, bù trừ cho vùng não bị tổn thương.

Ý chí của người bệnh và sự hỗ trợ của người thân là các yếu tố quan trọng tạo lên thành công của việc tập phục hồi chức năng. Người bệnh sau cơn đột quỵ hãy kiên trì và lạc quan để đối mặt và chiến thắng những di chứng, tổn thương của căn bệnh này.

Ban Biên Tập

Để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về đột quỵ, mời bạn ghé thăm web và fanpage Stroke Free – Không lo đột quỵ thường xuyên. Hãy chung tay cùng cộng đồng ngăn ngừa đột quỵ nhé!


Nguồn:

  1. https://www.caregiver.org/vi/resource/dot-quy-stroke/
  2. Hội Đột quỵ Hoa kỳ
  3. Bệnh viện Nhân dân 115 (http://benhvien115.com.vn/tin-tuc-va-hoat-dong/bs-ck2-nguyen-xuan-thanghanh-trinh-tap-vat-ly-tri-lieu-cho-nguoi-benh-dot-quy/20200102035210111)

Bài viết liên quan

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN: CÁC NGUY CƠ THẦM LẶNG DẪN ĐẾN ĐỘT QUỴ NÃO
Tháng 04/2024
PGS. TS. BS. Hồ Huỳnh Quang Trí
Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Viện Tim TP.HCM, Giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Dược TP.HCM