Nhóm Đối Tượng Nào Có Nguy Cơ Đột Quỵ Cao?
Yếu tố nguy cơ đột quỵ được chia làm 2 nhóm chính: Yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được và Yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được. Cần tuân thủ thăm khám định kỳ, theo dõi sức khỏe để sớm phát hiện các yếu tố nguy cơ, điều trị, phòng ngừa bệnh.
ThS. BS. Võ Văn Tân
Khoa Nội Thần kinh – Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Đột quỵ não (thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch não) là nhóm bệnh phổ biến và đang có chiều hướng gia tăng. Căn bệnh này gây tử vong và tàn phế trên toàn thế giới, là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba sau bệnh tim mạch, ung thư và, là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật nghiêm trọng ở người trưởng thành.
(Ánh minh họa) Đột quỵ là nguyên nhân tử vong thứ ba sau bệnh tim mạch, ung thư.
Hai loại lớn của đột quỵ não là nhồi máu não và chảy máu não, trong đó tỷ lệ nhồi máu não chiếm khoảng 85%. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 4,4 triệu người tử vong do đột quỵ. Riêng tại Mỹ, mỗi năm ước tính có trên 790.000 bệnh nhân đột quỵ mới, một thống kê mới nhất cho thấy cứ mỗi 40 giây có một bệnh nhân đột quỵ, mỗi 4 phút có một trường hợp tử vong.
Tại Việt Nam, đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất với ước tính khoảng 200.000 trường hợp mới mắc, 50% trong số đó là tử vong và 90% người sống sót gặp phải các tác động sau đột quỵ như rối loạn nhận thức, suy giảm khả năng vận động và các vấn đề về nói hoặc nuốt.
Nhóm yếu tố nguy cơ chính đột quỵ cao
Y học đã chỉ ra các yếu tố nguy cơ khiến một số nhóm đối tượng có khả năng bị đột quỵ cao hơn những người bình thường khác. Các bác sĩ khuyến cáo những ai đang gặp phải các vấn đề dưới đây nên đến bệnh viện để tầm soát nguy cơ đột quỵ định kỳ. Điều này giúp bác sĩ biết những chỉ số của cơ thể, đưa ra tư vấn giúp người bệnh điều chỉnh lối sống, cách sinh hoạt, có lộ trình điều trị phù hợp, giảm thiểu nguy cơ đột quỵ hiệu quả.
(Ánh minh họa) Hai nhóm yếu tố nguy cơ đột quỵ chính.
Một số yếu tố nguy cơ khác
Ngoài các yếu tố phổ biến trên còn một số yếu tố khác cũng có thể là nguy cơ đột quỵ như:
- Căng thẳng
- Nồng độ Estrogen tăng cao
- Tăng đông máu
- Rối loạn các thành phần Apo Protein máu
- Uống rượu quá mức (Giới hạn của việc uống rượu bia điều độ là < 2 ly/ ngày với nam và 1 ly/ ngày với nữ)
- Phòng ngừa đột quỵ
(Ảnh minh họa) Căng thẳng - yếu tố nguy cơ có khả năng cao dẫn đến đột quỵ.
- Kiểm soát và điều trị các yếu tố nguy cơ đột quỵ có thể thay đổi:
- Tăng huyết áp
- Rối loạn lipid (mỡ) máu
- Hút thuốc lá
- Thừa cân/ Béo phì
- Giảm dung nạp đường/ Đái tháo đường
- Lười vận động
- Chế độ ăn uống không lành mạnh
Biện pháp giảm thiểu nguy cơ đột quỵ
(Ánh minh họa) Chế độ ăn uống lành mạnh, sống vui vẻ bên người thân giảm thiểu nguy cơ đột quỵ.
- Khám sức khỏe định kỳ: Để tầm soát bệnh, phát hiện sớm bệnh.
- Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau xanh và trái cây, uống nhiều nước, giảm lượng muối.
- Thay đổi lối sống: Cai thuốc lá, giảm uống rượu bia, giảm stress: cần giải tỏa bớt áp lực công việc, tạo cuộc sống vui vẻ bên người thân.
- Thể chất: Duy trì trọng lượng cơ thể phù hợp, tập thể dục đều đặn mỗi ngày để nâng cao thể lực, sức khỏe dẻo dai.
Tài liệu tham khảo:
Kleindorfer, Dawn O., et al. "2021 Guideline for the Prevention of Stroke in Patients With Stroke and Transient Ischemic Attack: A Guideline From the American Heart Association/American Stroke Association." Stroke (2021): STR-0000000000000375.
Tadi Prasanna, Lui Forshing %J StatPearls. Treasure Island, FL: StatPearls Publishing (2020), "Acute stroke (cerebrovascular accident)".