A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

25% Bệnh Nhân Đột Quỵ Sẽ Tái Phát Trong 5 Năm Nếu Không Được Dự Phòng

Tổng số điểm của bài viết là: 22 trong 6 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cũng như tàn phế, kéo theo hậu quả lâu dài về kinh tế - xã hội. Mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 4,4 triệu người tử vong do đột quỵ. Riêng tại Mỹ, mỗi năm ước tính có trên 790.000 bệnh nhân đột quỵ mới, và chi phí y tế cho chăm sóc đột quỵ dự kiến tăng từ 71,6 tỉ USD năm 2012 lên tới 184,1 tỉ USD năm 2030.

TS.BS. ĐÀO VIỆT PHƯƠNG

Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viên Bạch Mai

Sau đột quỵ thiếu máu não và cơn thiếu máu não thoáng quá (TIA), nguy cơ tái phát đột quỵ ngoài điều trị trong 5 năm là 25%, trong đó chú yếu tái phát trong gia đoạn sớm 10% trong tuần đầu, 15% trong 1 tháng và 18% trong 3 tháng. Việc điều trị dự phòng giúp giảm đáng kể nguy cơ tái phát đột quỵ, lên tới 80%.

May mắn là, bên cạnh các yếu tố nguy tố nguy cơ đột quỵ não không thay đổi được (như tuổi, giới tính, chủng tộc...) là các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được như: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hoá lipid máu, rung nhĩ và các bệnh lý tim mạch... Đây chính là chiếc phao cứu sinh giúp chúng ta tác động nhằm giảm tỉ lệ đột quỵ tái phát.

Ảnh minh họa: Nỗ lực ngăn ngừa tái phát đột quỵ

Dự phòng tái phát đột quỵ là các biện pháp tối ưu hoá điều trị các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não, với mục tiêu giảm thiểu nguy cơ tái phát đột quỵ não, các nguy cơ biến cố mạch máu nghiêm trọng khác như nhồi máu cơ tim, tắc mạch hoặc tử vong nguyên nhân mạch máu và ngăn chặn biến chứng.

 

../Desktop/Screen%20Shot%202021-03-22%20at%2010.17.48%20PM.png

Ảnh minh họa: Các biện pháp giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ

Các biện pháp giúp giảm nguy cơ tái phát đột quỵ: Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên giúp phát hiện và kiểm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái thái đường, rối loạn mỡ máu....

  • Kiểm soát huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ não và kiểm soát huyết áp tối làm giảm 28% nguy cơ đột quỵ tái phát. Mục tiêu kiểm soát huyết áp xuống dưới 140/90 mmHg, và dưới 130/80 mmHg với nhóm bệnh nhân nguy cơ cao.
  • Đái tháo đường: Tất cả bệnh nhân đột quỵ não cần được sàng lọc và phát hiện đái tháo đường. Điều trị bao gồm chế độ ăn phù hợp, chế độ tập luyện kết hợp với các thuốc điều trị đái tháo đường. Mục tiêu HbA1C dưới 7% và dự phòng các biến chứng do đái tháo đường.
  • Rối loạn chuyển hoá lipid máu: Kiểm soát tốt tăng Cholesterol máu giúp giảm 16% nguy cơ đột quỵ tái phát. Mục tiêu kiểm soát LDL Cholesterol xuống dưới 70-100 mg/dL.
  • Kiểm soát các bệnh lý kèm theo: Các bệnh lý tim mạch (rung nhĩ, bệnh van tim...), xơ vữa động mạch cảnh, các bệnh lý tăng đông...
  • Thay đổi lối sống: Truyền thông, giáo dục sức khoẻ dự phòng đột quỵ, chế độ ăn lành mạnh, có chế độ tập luyện hợp lý, kiểm soát cân nặng, tránh căng thảng, bỏ thuốc lá, hạn chế bia, rượu.

Kết luận: Sau đột quỵ thiếu máu não hoặc cơn thiếu máu não thoáng quá (TIA) nguy cơ tái phát đột quỵ ngoài điều trị lên tới 25% trong 5 năm. Để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ thì bệnh nhân cần tái khám thường xuyên và được kiểm soát các yếu tố nguy cơ đột quỵ tốt theo hướng dẫn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Kissela BM, Khoury JC, Alwell K, Moomaw CJ, Woo D, Adeoye O, et al. Age at stroke: temporal trends in stroke incidence in a large, biracial population. Neurology. (2012) 79:1781–7. doi: 10.1212/WNL.0b013e318270401d.
  2. Mozaffarian D, Benjamin EJ, Go AS, et al.; American Heart Association Statistics Committee; Stroke Statistics Subcommittee. Heart disease and stroke statistics-2016 update: a report from the American Heart Association [published correction appears in Circulation. 2016;133(15): e599]. Circulation. 2016;133(4):e38-e360
  3.  Mohan KM, Wolfe CD, Rudd AG, Heuschmann PU, Kolominsky-Rabas PL, Grieve AP. Risk and cumulative risk of stroke recurrence: a systematic review and meta-analysis. Stroke 2011; 42:1489–94.
  4. Coull AJ, Lovett JK, Rothwell PM, Oxford Vascular S. Population based study of early risk of stroke after transient ischaemic attack or minor stroke: implications for public education and organisation of services. BMJ 2004;328:326.
  5. Diener and HankeyPrevention of Ischemic Stroke and Cerebral Hemorrhage. JACC VOL. 75, NO. 15, 2020 APRIL 21, 2020:1804–18.
  6. PROGRESS Collaborative Group, Randomised trial of a perindopril-based blood-pressure-lowering regimen among 6105 individuals with previous stroke or transient ischaemic attack.The Lancet, Volume 358, Issue 9287, 1033 - 1041
  7. The Stroke Prevention by Aggressive Reduction in Cholesterol Levels (SPARCL) Investigators N Engl J Med 2006; 355:549-559.

Tác giả: TS. BS. Đào Việt Phương
Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viên Bạch Mai
Trung tâm Đột quỵ - Bệnh viên Bạch Mai

Bài viết liên quan

TƯ VẤN TRỰC TUYẾN: CÁC NGUY CƠ THẦM LẶNG DẪN ĐẾN ĐỘT QUỴ NÃO
Tháng 12/2024
PGS. TS. BS. Hồ Huỳnh Quang Trí
Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu Viện Tim TP.HCM, Giảng viên thỉnh giảng Đại học Y Dược TP.HCM